Page 47 - Cam nang du lich Di Linh ban full
P. 47
Rau dớn xào tép suối
Rau dớn chỉ rộ mùa non tơ từ đầu mùa đến quá giữa mùa mưa. Chỉ có các bà các chị
ở làng mới “độc quyền” rau dớn vì các tiểu thương ở chợ không bày bán rau này do
không có nguồn cung cấp thường xuyên. Thế nên, người cần tìm rau dớn có khi phải
đảo quanh các chợ tìm các bà các chị. Bữa nào không ai bán rau dớn thì phải về
không. Điều này giải thích vì sao một món ngon đặc sản như vậy lại khó thấy trong
menu của các nhà hàng nhưng nếu bạn may mắn, vẫn có thể thưởng thức món này khi
được ăn bữa cơm cùng người dân địa phương hoặc lang thang ra chợ mua về tự chế
biến. Khi ăn, ngoài vị ngọt đậm của tép suối quyện vị ngọt thanh của dớn non, còn
được “ngon mắt” với màu xanh rau tôn thêm màu đỏ hồng của tép.
Rau bép xào đọt mây
Lá bép khi nấu chín ăn có vị chát nhẹ, ngọt thanh và dai giòn. Đọt mây khi chế biến có
vị đắng, sau là ngọt, bùi, béo tạo hương vị rất riêng và lạ miệng cho du khách. Theo dân
gian, món ăn này giúp giải rượu, giảm bị đầy hơi, khó tiêu.
Rau bép xào măng
Lá bép và măng đều là những nguyên liệu dân dã, mộc mạc ở Di Linh. Đây là một trong
những món ăn bình dị, đặc trưng của người đồng bào. Lá bép còn có tên là rau nhíp,
một loại lá rừng đặc sản ở Di Linh. Nhiều nơi gọi lá bép là lá thịt gà, lá bột ngọt, bởi lẽ
không cần gia vị gì ngoài muối và nước, người ta cũng có thể nấu nên nồi canh rau bép
thơm phức, ngon lành. Khi nấu chín, lá có vị dẻo, ngọt và bùi. Không chỉ thơm ngon, lá
bép còn giàu đạm, acid amin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe. Chỉ là loại rau
rừng mộc mạc, không phải sơn hào hải vị nhưng ai thưởng thức qua một lần sẽ nhớ
mãi hương vị độc đáo của rau bép.
45 46